Hotline: 0929516221

Hỗ trợ trực tuyến

hot line
0929516221

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 2

Trong ngày: 103

Trong tháng: 6025

Tổng truy cập: 451398

Đối tác - khách hàng

Tiền thuế tài nguyên, môi trường khi sử dụng đất đắp công trình Xây Dựng.

Câu hỏi:
 
Chúng tôi đang triển khai xây dựng các dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Thủy lợi, dùng vốn đầu tư công. Trong thực hiện có vướng mắc về vấn đề thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, đề nghị được giải đáp như sau: 1. Khi đắp đập tạo hồ, cần sử dụng vật liệu đất đất đắp. Đất được khai thác tại bãi vật liệu đã được địa phương giải phóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư để nhà thầu khai thác đắp đập theo thiết kế được duyệt. 2. Khi đào, đắp kênh mương, có sử dụng đất tại bãi vật liệu (tương tự như đất đắp đập) và tận dụng đất đào kênh để đắp phần bờ kênh. 3. Trong kết cấu dự toán chi phí xây dựng đập, kênh mương không có chi phí thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Nhà thầu chỉ khai thác đất tại mỏ vật liệu do chủ đầu tư chỉ định để đắp đập, kênh mương. Vậy, tôi xin hỏi. Với việc khai thác và tận dụng đất để thi công công trình như trên, có phải nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường hay không. Trách nhiệm nộp thuộc về ai (Chủ đầu tư hay Nhà thầu). Xin cảm ơn.
Trả lời:
  1. Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

 - Tại Điều 2 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ vềphí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định: “Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Tại khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu như sau:

+ Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.

+ Trường hợp được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản.

Mức phí cụ thể của từng loại khoáng sản tại từng địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

- Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên...”.

 2. Về thuế tài nguyên trong xây dựng công trình:

- Khoản 2 Điều 2 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định:

Điều 2. Đối tượng chịu thuế

2. Khoáng sản không kim loại.”

- Khoản 1 Điều 3 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định:

“ Điều 3. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.”

- Khoản 1 Điều 7 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định khung thuế suất tài nguyên đối với Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình là 3-10%; đối với đất, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thuỷ tinh là 5-15% và giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ.

- Khoản 6 Điều 9 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định:

Điều 9. Miễn, giảm thuế

6. Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.”.

- Tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBNTVQH13 ngày 10/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên quy định: Mức thuế suất đối với đất để khai thác để san lấp, xây dựng công trình là 7%; đối với đá, sỏi là 10%.

- Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/07/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên quy định:

“2.4. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công, không có giấy phép tài nguyên, nhưng trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác tiêu thụ (như nhận thầu nạo vét kênh, mương, hồ, đầm có phát sinh sản lượng cát, đất, bùn bán ra; khai thác đá dùng chế biến làm vật liệu xây dựng thi công công trình) thì đều phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương khai thác tài nguyên.”.

- Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 105/2010/TT-BTC quy định:

“1.6. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác đất và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều. Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất khai thác không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; kể cả trường hợp đất đào lên từ khuôn viên đất được giao, được thuê bắt buộc phải xúc bỏ đi; nếu đưa đi trao đổi, bán thu tiền thì tổ chức, cá nhân khai thác phải kê khai nộp thuế tài nguyên theo quy định.”.

- Khoản 3 Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên (thay thế Thông tư số 105/2010/TT-BTC) quy định về người nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công, công trình như sau:

“3. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.”.

- Khoản 5 Điều 10 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định về miễn thuế tài nguyên như sau:

“ 5. Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.”.

- Điểm c Khoản 3 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định:

“c...Thủ tục miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê:

Tổ chức, cá nhân khai thác đất (kể cả đơn vị nhận thầu thực hiện) phải có văn bản đề nghị miễn thuế, kèm theo bản sao có đóng dấu chứng thực quyết định giao đất, cho thuê đất và hồ sơ liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc xây dựng công trình tại địa phương của chủ đầu tư và gửi bộ hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý nơi khai thác để biết và theo dõi việc miễn thuế.”.

   Nguồn : Bộ Tài Chính 

Tin tức liên quan

TPHCM-Nhung quy dinh chu yeu ve QLDA 11-2023

Ngày đăng: 24-11-2023

Chấm dứt tình trạng trả lời “…đề nghị làm theo quy định pháp luật…”

Ngày đăng: 31-10-2023

ĐIỀU CHỈNH THUẾ SUẤT 8% VỀ 10 %

Ngày đăng: 06-01-2023

Các bước triển khai dự án đầu tư (áp dụng trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất)

Ngày đăng: 26-11-2022

Giải đáp 23 vướng mắc về triển khai, thực hiện dự án đầu tư công

Ngày đăng: 26-10-2022
0929516221
0929516221
https://www.facebook.com/KW22668/