**DỰ PHÒNG TRONG GIÁ DỰ THẦU**
**DỰ PHÒNG TRONG GIÁ DỰ THẦU**
Hồ sơ mời thầu mời rõ chi phí dự phòng là 5% có sai quy định?
**Câu hỏi:**
Công ty tôi tham gia đấu thầu gói thầu có hợp đồng theo hình thức đơn giá trọn gói. Công ty tham khảo Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT thấy quy định, đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
Theo lý giải của ban quản lý dự án (bên mời thầu) mời rõ chi phí dự phòng là:
Do phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu nên khi không có rủi ro phát sinh nhà thầu sẽ được hưởng phần chi phí này. Vậy, để tránh thất thoát kinh phí cho Nhà nước, bên mời thầu mời rõ chi phí dự phòng là 5% của chi phí xây dựng và chi phí hạng mục chung, ghi rõ trong hồ sơ mời thầu cũng như trong điều khoản thanh toán của hợp đồng là phần chi phí dự phòng này chỉ được sử dụng khi trong quá trình thi công có phát sinh khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế. Vậy, việc mời thầu như trên có thể chấp nhận không (vì đây là việc làm có lợi cho ngân sách Nhà nước)?
**Trả lời: **
Các căn cứ về việc phân bổ và sử dụng chi phí dự phòng.
Điểm a, b và c, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá.
Giá dự thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng; đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói.
Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án.
Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế.
Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Đối với loại hợp đồng trọn gói việc lập giá gói thầu và giá dự thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên và theo các mẫu hồ sơ mời thầu cho loại hợp đồng trọn gói mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành. Theo đó, không tách riêng chi phí dự phòng trong giá gói thầu khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Tin tức liên quan
TPHCM-Nhung quy dinh chu yeu ve QLDA 11-2023
Ngày đăng: 24-11-2023
Chấm dứt tình trạng trả lời “…đề nghị làm theo quy định pháp luật…”
Ngày đăng: 31-10-2023
ĐIỀU CHỈNH THUẾ SUẤT 8% VỀ 10 %
Ngày đăng: 06-01-2023
Các bước triển khai dự án đầu tư (áp dụng trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất)
Ngày đăng: 26-11-2022
Giải đáp 23 vướng mắc về triển khai, thực hiện dự án đầu tư công
Ngày đăng: 26-10-2022