Hỏi: Khi nào nhà thầu được xác định là độc lập với chủ đầu tư?
Trả lời
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu năm 2023, nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 6 Luật Đấu thầu, nhà thầu được coi là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu khi nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Xi: Là tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong thành viên liên danh thứ i;
Yi: Là tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng công việc của thành viên liên danh thứ i trong thỏa thuận liên danh;
n: Là số thành viên tham gia trong liên danh.
Theo đó, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu tuân thủ quy định nêu trên.
Việc xác định tỷ lệ sở hữu đối với nhà thầu liên danh căn cứ khối lượng công việc trong liên danh thực hiện theo công thức nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.
- Nguồn: Theo Chính phủ -